Header Ads

Rau thì là và các bài thuốc chữa bệnh thần kỳ

Rau thì là không chỉ là loại rau giúp các món canh, món kho, món trộn trở nên ngon miệng hơn, mà nó còn có nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ sức khỏe, chữa bệnh tốt. Dưới đây là 10 tác dụng của rau thì là mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại rau này. Cùng tìm hiểu nhé!




Những thành phần dinh dưỡng trong rau thì là:

1/ Vitamin C tuyệt vời: Cành thì là tươi có chứa rất nhiều vitamin C, chất chống ôxy hóa này không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch, mà còn là giúp cơ thể chống lại các gốc tự do có hại tích tụ trong cơ thể. Đối với mỗi 100g thì là tươi, một người có thể tiêu thụ khoảng 85mg vitamin C. Không chỉ giàu vitamin A và vitamin C, thì là còn chứa nhiều loại vitamin quan trọng khác. Tiêu thụ thì là mỗi ngày rất cần thiết cho sự trao đổi chất của cơ thể.

2/ Giàu vitamin A: Vitamin A là một nguồn quan trọng của beta-carotene, một chất chống ôxy hóa flavonoid tự nhiên. Trong 100gr thì có có đến 257% lượng vitamin A, chính vì thế người ta khuyên dùng rau thì để giúp da khỏe mạnh, sáng mắt.

3/ Thì là có bốn loại flavonoid, bao gồm quercetin. Quercetin giúp ngăn ngừa và giảm viêm. Ngoài ra, thành phần này có thể giúp chống lại bệnh ung thư. Chỉ một muỗng canh thì là tươi có thể cung cấp 1mg quercetin, tương đương với ăn một nửa chén ớt xanh.

Tác dụng của rau thì là:

1/ Trị táo bón:

Khi bị táo bón, đặc biệt đối với trẻ em còn nhỏ nếu không thể dùng thuốc, các bậc cha mẹ có thể cho trẻ ăn rau thì là thường xuyên. Đối với trẻ nhỏ có thể cho trẻ uống nước thì là hoặc trộn vào thức ăn 1-2 muỗng nước sắc từ lá thì là sẽ giúp trẻ ngăn ngừa chứng rối loạn tiêu hóa và giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn.

2/ Chữa đau dạ dày:

Hạt cây thì là giúp làm giảm các cơn đau liên quan đến hệ thống tiêu hóa, rất hữu ích cho những người mắc hội chứng về đường ruột. Đây cũng là một vị thuốc tuyệt vời để khắc phục các triệu chứng đau dạ dày và đầy hơi.

3/ Chữa tiêu chảy, kiết lỵ:

Hạt cây thì là được dùng trong một bài thuốc chữa trị bệnh tiêu chảy và bệnh trực trùng cấp tính. Người ta sử dụng kết hợp hạt thì là chiên với lượng tối thiểu bơ với đồng lượng hạt của cây cỏ cari. Ngoài ra trong Đông y còn lưu truyền bài thuốc chữa tiêu chảy và kiết lỵ bằng cách nướng hạt thì là cho vàng rồi nghiền thành bột nhỏ rồi trộn chung với sữa đặc hoặc kem sữa, dùng 2-3 lần trong ngày sẽ cho kết quả rõ rệt.

4/ Chữa rối loạn kinh nguyệt: 

Thì là có tác dụng kích thích và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, làm giảm đau trong các trường hợp đau bụng kinh ở nữ và trong các trường hợp bế kinh gây ra bởi thiếu máu và cảm lạnh. Cách dùng 60g dịch chiết lá thì là trộn chung với 15ml nước ép rau cần tây, chia 3 lần uống trong ngày.

5/ Điều trị bệnh ứ nước: 

Hạt thì là giúp cơ thể điều trị bệnh ứ nước (ở một số cơ quan trong cơ thể), giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, chúng cũng rất hữu ích trong điều trị viêm khớp và tích tụ mỡ.



6/ Chữa cảm lạnh, viêm đường hô hấp: 

Khi cảm lạnh, cúm hoặc viêm cuống phổi, hãy dùng khoảng 60g hạt thì là chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia ba lần uống trong ngày.


7/ Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim: 

Hạt thì là chứa một nguồn axit folic rất dồi dào. Axit này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, cần thiết cho sự phân chia các tế bào cơ thể cũng như quá trình tiêu thụ các axit amin và đường.


Xem thêm: Các bài thuốc chữa bệnh dân gian từ rau răm

8/ Chữa chứng mất ngủ: 

Ăn canh rau thì là vào bữa tối hoặc hãm nước hạt thìa là uống thay nước trước giờ ngủ, đêm sẽ ngủ ngon giấc.

9/ Chữa trầm cảm: 

Ngoài những lợi ích về thể chất, hạt thì là cũng là một giải pháp tuyệt vời để khắc phục bệnh trầm cảm, lo âu và rối loạn tâm trí.


10/ Giảm ho: 

Siro làm từ nước thì là làm giảm bớt những con ho như cuốc kêu. Dầu cây thì là dễ bay hơi và có tính sát trùng nên được sử dụng như một loại thuốc an thần tự nhiên.

Rau thì là rất tốt cho sức khỏe, nhưng đối với phụ nữ mang thai nên hạn chế việc ăn rau thì là, vì trong rau có chứa một số chất kích thích tử cung, sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Qua 10 tác dụng của rau thì là trên, hi vọng mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.


Nguồn: Cây thuốc dân gian