Header Ads

Chữa bệnh điều kinh với cây đỗ quyên

Chữa bệnh điều kinh với cây đỗ quyên

Đỗ quyên còn có tên gọi là sơn thạch lưu, ánh sơn hổng, mãn sơn hổng, báo xuân hoa, thanh minh hoa, sơn trà hoa, hồng thụ ấn . Đỗ quyên được trồng nhiều ở Đà Lạt, có tên khoa học là Rhođodendron simsii Planch, là cây lâu năm, thân cây có thể cao trên 2m, có thể trồng trong chậu. Hoa đỗ quyên có 5 cánh, dạng ông loe, nhiều màu tươi đẹp, như: hổng, đỏ, trắng, cam...

Chữa bệnh điều kinh với cây đỗ quyên


Công dụng: điều kinh, điểu hòa máu

Hoa đỗ quyên, vị chua ngọt, ôn tính, hợp với kinh mạch gan, tì, có tác dụng điều kinh, điều hòa máu, trị thổ huyết, nục huyết; tiêu đờm, trị ho, trị phong thấp, trị ngứa, kinh nguyệt không đều, bế kinh, băng lậu, vết thương trầy xước, phong thấp đau mỏi, thổ huyết, chảy máu cam, tổn thương do ngã, chống viêm.
Xem thêm:

Có thể dùng đỗ quyên kết hợp với những loại thuốc khác để chữa bệnh, như: kết hợp với lá nhót, rau diếp cá chữa viêm phế quản.

Chữa bệnh điều kinh với cây đỗ quyên


Lá đỗ quyên có vị chua, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, chủ trị ung thũng, mụn nhọt, xuất huyết do chân thương, dị ứng, viêm khí phế quản... Rễ cây đỗ quyên có vị chua ngọt, tính âm, có công dụng hoà huyết, chi huyết, trừ phong thấp, giảm đau, được dùng để chữa chứng xuất huyết, kinh nguyệt không đều, băng lậu, trĩ xuất huyết, lị , viêm khớp, tổn thương do ngã. Lá và rễ đỗ quyên kết họp với rượu vang, chữa rong kinh, sau đẻ chảy máu; kết hợp với trắc bá diệp tươi, mật ong, chữa mụn nhọt, lở loét.
Xem thêm: MẸO LÀM TRẮNG DA TỪ ĐẬU NÀNH
Dân gian thường thu hái hoa vào mùa xuân, lá vào mùa hạ và rễ vào mùa đông, đem phơi khô trong bóng râm hoặc dùng tươi để làm thuốc.