Header Ads

Tác dụng và tác hại của quế

Quế không những là một nguyên liệu rất tốt để chữa một số bệnh mà còn rất hiệu quả trong việc làm đẹp. Tuy nhiên cần cẩn trọng với những tác dụng phụ của quế.


Tác dụng chữa bệnh của quế

Theo báo Giáo dục Việt Nam, quế không những là loại gia vị mang lại sự hấp dẫn cho món ăn mà còn có nhiều tác dụng chữa bệnh.Quế kích thích hoạt động của não như một loại thuốc bổ, giúp loại trừ sự căng thẳng thần kinh cũng như suy giảm trí nhớ.





Dưới đây là những công dụng quế mang lại cho sức khỏe:


1. Giảm lượng đường máu và trị bệnh tiểu đường tuýp 2: 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng nửa thìa quế mỗi ngày giúp cải thiện mức độ nhạy cảm insulin và điều hòa lượng glucose trong máu. Khi mức insulin được cân bằng, cân nặng và bệnh tim mạch sẽ được cải thiện.

2. Bệnh tim mạch: 

Quế giúp củng cố sức khỏe hệ tim mạch vì thế tránh cho cơ thể khỏi các rắc rối liên quan tới tim mạch. Cho 1 lượng quế nhỏ khi chế biến đồ ăn rất tốt cho những người bị bệnh động mạch vành và cao huyết áp.

3. Giảm cholesterol: 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần dùng nửa thìa quế trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và triglycerids (acid béo trong máu).

4. Giảm các bệnh truyền nhiễm:

 Với khả năng chống khuẩn, chống nấm, chống vi rút, chống các vật ký sinh và là chất khử trùng nên quế rất hữu hiệu trong việc chống viêm nhiễm cả bên trong và ngoài. Quế thường được sử dụng để chống lại bệnh nấm âm đạo, nấm vòm họng. ngừa bệnh viêm nhiễm vùng âm đạo, nhiễm trùng vòm họng, loét dạ dày và chấy trên đầu.

Trong quế có chứa nhiều hợp chất chống viêm có tác dụng giảm đau và viêm do bệnh thấp khớp gây ra.

5. Ngừa sâu răng và sạch miệng: 

Quế từ lâu đã được biết đến là một trong những thảo dược có tác dụng điều trị sâu răng và hơi thở có mùi. Bạn chỉ cần lấy một mẩu quế nhỏ nhai kĩ hay súc miệng với nước quế cũng giúp sạch miệng và mang lại hơi thở thơm tho.

6. Chống ung thư:

 Nghiên cứu được công bố bởi Bộ Nông Nghiệp Mỹ cho thấy quế có tác dụng khống chế sự sinh sôi của các tế bào ung thư.

7. Bổ não:

Quế kích thích hoạt động của não như một loại thuốc bổ, giúp loại trừ sự căng thẳng thần kinh cũng như suy giảm trí nhớ. Bạn có thể lấy một mẩu quế để ngửi trong lúc làm việc để tăng khả năng tập trung và nhạy bén.

8. Tốt cho hệ tiêu hoá: 

Cho quế vào món ăn hàng ngày giúp tiêu hoá tốt vì giúp giảm bớt lượng khí gaz trong dạ dày. Quế có thể được dùng để trị chứng khó tiêu, buồn nôn, rối loạn dạ dày, tiêu chảy và chứng đầy hơi.

9. Dễ chịu trong kỳ nguyệt san: 

Quế rất tốt cho phụ nữ, giúp giảm thiểu chứng chuột rút và những khó chịu khác trong thời gian nguyệt san.


10. Giảm đau do chứng viêm khớp:

 Trong quế có chứa nhiều hợp chất chống viêm có tác dụng giảm đau và viêm do bệnh thấp khớp gây ra. Nghiên cứu của trường ĐH Copenhagen cho thấy: nếu dùng nửa thìa bột quế và 1 thìa mật ong mỗi sáng sẽ giúp giảm đau khớp đáng kể và có thể đi lại không đau

Xem thêm: Bất ngờ với 9 công dụng làm đẹp từ giấm táo

Tác dụng phụ của quế

Sức khỏe & đời sống cho hay, quế có rất nhiều tác dụng tốt và nhất là quế luôn mang lại hương vị thơm ngon cho nhiều loại bánh ngọt. Tuy nhiên bạn cũng cần nắm rõ những tác dụng phụ của quế từ góc nhìn y học để vừa có được những lợi ích tối đa từ quế cũng như tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.







1. Tăng nguy cơ sinh non: 

Phụ nữ có thai không nên sử dụng quế. Vì quế sẽ dẫn đến hiện tượng đẻ non hoặc co thắt tử cung. Trong khi quế giúp giảm đau dạ dày hay chứng đầy bụng thì bạn cũng nên tránh sử dụng quế khi đang mang bầu. Thỉnh thoảng sử dụng vẫn có thể an toàn, nhưng nên tránh hết sức có thể, nhất là những viên thuốc dầu quế.

2. Tích lũy độc tố: 

Cũng như nhiều thứ khác, khi dùng trong một khoảng thời gian thì nó sẽ tạo nên một lượng độc chất nhất định trong cơ thể. Theo như Bộ y tế Hoa Kỳ, chỉ nên dùng 6gr hàng ngày trong 6 tuần hoặc ít hơn thế, đây là mức độ an toàn cho cơ thể con người. Chúng tôi khuyên bạn nên ngưng sử dụng quế sau 6 tuần, vì như vậy độc chất sẽ được thanh lọc khỏi cơ thể. Hoặc nên dùng trong 5 ngày sau đó ngưng sử dụng 2 ngày.

3. Gây loãng máu:

 Quế gây ra hiện tượng máu loãng. Đặc biệt là với quế Cassia. Quế Ceylon không có tác dụng phụ này. Đặc tính làm loãng máu này của quế Cassia có tác dụng như chất chống đông máu, và rất hữu hiệu cho những ai mắc phải bệnh tim. Nhưng cũng nên cẩn thận, không nên sử dụng nó kết hợp với các thuốc làm loãng máu khác.

4. Chứa chất Coumarin:

 Với những ai muốn sử sụng quế hàng ngày cho các mục đích như giảm cân hay các vấn đề sức khỏe khác thì nên chuyển sang sử dụng quế Ceylon (màu nâu và mỏng), vì nó chỉ chứa 0,04% chất Coumarin. Coumarin có thể dẫn đến suy gan nếu sử dụng hàng ngày hoặc với liều lượng cao. Có một thời kì, Châu Âu đã từng cấm sử dụng quế Causia (màu đỏ, dày, hay còn gọi là quế trung quốc (Chiness cinnamon)) vì tác dụng phụ của nó với gan.

5. Dị ứng: 

Có một nhóm thiểu số người bị dị ứng với quế dù họ đã từng sử dụng quế trước đây mà không hề gặp bất cứ tác dụng phụ nào. Các triệu chứng thường là: Chảy nước mũi, nước mắt, đau mắt, thở dốc (đặc biệt là với dầu quế), đau bụng, sưng mặt hoặc tay, sốc phản vệ (nhịp tim loạn, chóng mặt, choáng, giảm huyết áp đột ngột) và buồn nôn.Dị ứng quế không ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên bạn đưa ra các biện pháp phòng tránh sử dụng quế nếu bạn biết mình dị ứng với nó.


Nguồn: Cây thuốc dân gian